Thu thập nguồn tham khảo Wikipedia:Viết_bài_mới

Độ nổi bật
Hướng dẫn tiêu chuẩn đưa vào
Người
Học giả
Tổ chức & công ty
Trường học
Sách
Sự kiện
Phim
Âm nhạc
Nội dung web
Con số
Địa điểm
Truyền thông
Thể thao
Trò chơi điện tử
Xem thêm
Hệ quả thường thấy sau khi xóa
Tại sao trang của tôi lại bị xóa?

Thu thập nguồn tham khảo cho thông tin trong bài viết của bạn. Để xứng đáng được có bài trong bách khoa toàn thư, một chủ đề nào đó phải được xem là đủ nổi bật và sự nổi bật đó phải kiểm chứng được thông qua các tham khảo đến các nguồn đáng tin cậy.

Những nguồn này cần phải đáng tin cậy; có nghĩa là, chúng phải là những nguồn có một hình thức quản lý biên tập nào đó. Các nguồn in trên giấy (và phiên bản trên web của các nguồn đó) có vẻ đáng tin cậy nhất, mặc dù nhiều nguồn chỉ có trên web cũng không phải là không đáng tin cậy. Một số ví dụ đơn cử gồm: sách được những nhà xuất bản lớn phát hành, báo chí, tạp chí, các tạp chí khoa học được thẩm định chéo, website của các loại ấn phẩm đó, và các website khác thỏa mãn các yêu cầu cơ bản giống như một nguồn in trên giấy.

Nói chung, các nguồn KHÔNG có sự quản lý biên tập đều không đáng tin cậy. Những nguồn nào đơn cử bao gồm: sách do các ấn phẩm trả tiền xuất bản, tạp chí trực tuyến tự xuất bản, blog, diễn đàn web, thảo luận nhóm trên web, hệ thống thông cáo điện tử, trang người hâm mộ, và những thứ tương tự. Về cơ bản, nếu cứ ai đó toàn quyền đăng tải thông tin mà không có người khác kiểm tra các thông tin đó, nó có thể không đáng tin cậy.

Nói một cách đơn giản, nếu tồn tại những nguồn đáng tin cậy với đủ thông tin để viết về chủ đề, thì chủ đề đó là nổi bật và những nguồn đó có thể kiểm chứng thông tin trong bài viết Wikipedia. Nếu bạn không thể tìm được các nguồn đáng tin cậy (như báo chí, tạp chí chuyên ngành, hoặc sách) cung cấp thông tin cho bài viết, chủ đề sẽ là không nổi bật hay không kiểm chứng được và gần như chắc chắn sẽ bị xóa. Vì vậy, việc đầu tiên của bạn là đi tìm nguồn tham khảo.

Khi bạn đã có nguồn tham khảo cho bài viết của mình, bạn có thể học cách đặt tham khảo vào bài viết bằng cách đọc Wikipedia:Chú thích nguồn gốc. Nhưng đừng lo lắng quá về việc làm sao định dạng nó cho đúng. Sẽ rất tuyệt nếu bạn làm được, nhưng vấn đề chủ yếu là đưa nguồn tham khảo vào bài viết mặc kệ nếu nó chưa được định dạng đúng.